Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng (Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li) tại Thanh Hóa Lưu Free

Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng (Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li) tại Thanh Hóa

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 6 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1. Thông tin chung:

– Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng (Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li) tại Thanh Hóa.

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

– Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Bùi Thị Huyền

+ Khóa đào tạo NCS: K18 (2009-2013)

+ Chuyên ngành: Lâm sinh; Mã số: 62 62 02 05

– Người hướng dẫn khoa học

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học: Phạm Văn Điển

+ Chức danh khoa học: Phó Giáo sư. Học vị: Tiến sĩ

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

– Về mặt học thuật

Luận án đã tiếp cận và ứng dụng một số phương pháp mô phỏng đặc trưng cơ bản của rừng Luồng về cấu trúc sinh trưởng.

– Về mặt lý luận và thực tiễn

Luận án đã đề cập về thâm canh rừng thông qua các khía cạnh (1) xác định lập địa phù hợp, (2) chọn giống tốt, (3) tác động kỹ thuật lâm sinh đúng và hợp lý. Theo đó, bằng việc phân tích 3 khía cạnh này, thâm canh rừng đã tiếp cận được với yêu cầu quản lý bền vững trong kinh doanh rừng Luồng.

– Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

Luận án đã xuất phát từ quan điểm tiến bộ, tổng hợp và liên hoàn về thâm canh rừng để đề xuất và bổ sung hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh rừng Luồng tại khu vực nghiên cứu. Cụ thể là:

+ Chọn điều kiện lập địa thích hợp dựa trên cơ sở sinh thái và theo định hướng sản phẩm.

+ Lựa chọn giống tốt và hoàn thiện kỹ thuật nhân giống.

+ Các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác rừng Luồng dựa trên mô hình rừng mong muốn, qua đó duy trì rừng theo hướng ổn định và bền vững.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng (Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li) tại Thanh Hóa

.zip
4.29 MB

Có thể bạn quan tâm