I. Phần mở đầu
Tên luận án: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN EFL VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRUYỀN THỐNG MIỆNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Mã số: 9140111
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy – Học bộ môn tiếng Anh
Họ và tên NCS: Võ Nguyên Dạ Thảo
Khóa đào tạo: 2016
Chức danh, học vị, họ và tên người hướng dẫn:
PGS.TS. TRẦN VĂN PHƯỚC
TS. TRẦN QUANG HẢI
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế
II. Những đóng góp mới của luận án
Luận án này có ba đóng góp chính. Thứ nhất, nghiên cứu tìm hiểu giáo viên và sinh viên dạy và học Tiếng Anh chuyên ngữ nhận thức và hiểu về tầm quan trọng của khả năng nói Tiếng Anh lưu loát ở bậc đại học như thế nào. Luận án dựa trên lý thuyết và khái niệm về nhận thức của giáo viên, thuyết mô hình giáo dục và kết quả các nghiên cứu liên quan để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nói Tiếng Anh lưu loát như thế nào trong quá trình dạy và học Tiếng Anh chuyên ngữ. Thứ hai, đóng góp về mặt phương pháp luận của luận án là việc sửdụng thành công mô hình nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp kết hợp theo chuỗi để tìm hiểu nhận thức và phản hồi của giáo viên cũng như mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án đã giúp hiểu rõ hơn việc áp dụng và thay đổi cách dạy và học của giáo viên và sinh viên, cũng như việc xây dựng chương trình học TACN góc độ cơ sở. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng để áp dụng có hiệu quả, cần phải tìm hiểu kỹ bối cảnh văn hóa xã hội của người học, giáo viên và đơn vị đào tạo. Giáo viên phải được tham gia vào quá trình soạn chính sách ngôn ngữ. Tiếng nói của người học cần được lắng nghe và thực hiện. Giáo viên cũng cần được trang bị kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức cần thiết cho quá trình áp dụng.