TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1. Tên luận án: “Nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng nông nghiệp tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.”
2. Thông tin về nghiên cứu sinh:
Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG CÔNG MỆNH
Năm nhập học: 2010
Năm tốt nghiệp: 2014
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
1. PGS.TS Phạm Tiến Dũng
2. TS. Hoàng Tuấn Hiệp
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
3. Giới thiệu về luận án (Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính)
– Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội chi phối hệ thống cây trồng huyện Điện Biên;
– Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp ngắn ngày của huyện Điện Biên, trong đó tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa vùng cánh đồng Mường Thanh, hệ thống cây trồng trên đất ruộng chủ động nước và trên đất ruộng nhờ nước trời.
– Nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây trồng nông nghiệp ngắn ngày trên đất ruộng huyện Điện Biên, trong đó (1) tập trung nghiên cứu để nâng cao độ đồng đều chất lượng gạo, đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa chất lượng; (2) đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn để tăng vụ trên đất ruộng tại huyện Điện Biên.
– Đề xuất hệ thống cây trồng nông nghiệp mới trên đất ruộng.
4. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
1. Ý nghĩa khoa học
– Kết quả của đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận để phát triển hệ thống cây trồng theo hướng hàng hoá bền vững.
– Góp phần làm rõ các yếu tố chủ yếu tạo nên chất lượng gạo cao; xác định cơ sở khoa học cho việc phân vùng đất trồng lúa cho chất lượng gạo đồng đều tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên.
2. Ý nghĩa thực tiễn
– Đề xuất các công thức luân canh cây trồng mới có hiệu quả cao hơn bằng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và tăng vụ trên đất ruộng, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
– Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa của gạo Điện Biên.