Luận án Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đường (saccharum officinarum L.) tại vùng Đằng bằng Sông cửu long Lưu Free

Luận án Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đường (saccharum officinarum L.) tại vùng Đằng bằng Sông cửu long

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên luận án: Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đường (Saccharum officinarum L.) tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng

Mã số: 62 62 01 10

Họ tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Kim Quyên

Người hướng dẫn khoa học: Gs.Ts. Ngô Ngọc Hưng và Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Cần Thơ

1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN:

Đề tài “Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đường (Saccharum officinarum L.) tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm: (i) Đánh giá hiện trạng canh tác và sử dụng phân bón NPK cho cây mía đường trồng trên đất phù sa Sóc Trăng và đất phèn Hậu Giang; (ii) Xác định ảnh hưởng của bón phân NPK lên hấp thu dưỡng chất, sinh trưởng và năng suất của mía trên hai loại đất nghiên cứu; (iii) Xác định Hiệu quả thu hồi phân bón (RE) và Hiệu quả nông học (AE) cho đề xuất lượng bón NPK trên cây mía đường; (iv) Đánh giá sử dụng bảng so màu lá (LCC) trong chẩn đoán các thời điểm bón đạm cho mía trên hai loại đất nghiên cứu. Thí nghiệm được tiến hành tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2013.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Nông dân ở hai vùng nghiên cứu bón đạm với mức phổ biến từ 300-350 kgN/ha, bón lân dưới 150 kgP2O5/ha và ít quan tâm bón kali; (ii) Bón đạm (300 kgN/ha) và lân (125 kgP2O5/ha) làm gia tăng ý nghĩa tổng hấp thu đạm và lân của cây mía, bón Kali (200 kgK2O/ha) làm tăng độ Brix mía. Phân đạm được ghi nhận là nhân tố quyết định nhất đến sự thay đổi năng suất mía vì nó làm gia tăng có ý nghĩa chiều cao cây, đường kính thân và mật độ của mía. Đáp ứng năng suất mía do phân bón ở hai địa điểm được xếp theo thứ tự là N>P>K. Bón đầy đủ NPK cho mía đưa đến sự gia tăng năng suất mía lần lượt theo từng dưỡng chất là 45-17-11 tấn/ha ở Cù Lao Dung và 38-13-9 tấn/ha ở Long Mỹ. Bón bã bùn mía với lượng 10 tấn/ha làm tăng có ý nghĩa tổng hấp thu lân, chiều cao cây, đường kính thân và do đó làm tăng năng suất mía đường ở hai loại đất; (iii) Ứng dụng SSNM đã xác định được công thức bón phân cho cây mía ở Cù Lao Dung là 328N-156P2O5-279K2O (kg/ha) và Long Mỹ là 334N-168P2O5-296K2O (kg/ha); (iv) Bón phân đạm theo bảng so màu lá LCC được đánh giá là phương pháp chẩn đoán thời điểm bón N có hiệu quả cho mía ở vùng nghiên cứu, năng suất mía ở Cù Lao Dung (183 tấn/ha) và Long Mỹ (166 tấn/ha) đạt cao nhất trên nghiệm thức bón phân đạm theo LCC. Theo ghi nhận, khi màu lá mía có giá trị LCC<2 thì hàm lượng đạm trong lá là 1,30-1,68% (Cù Lao Dung) và 1,31-1,61% (Long Mỹ), các giá trị này thấp hơn so với giá trị tới hạn là 1,80%N.

2. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN:

– Sử dụng SSNM và LCC lần đầu được nghiên cứu trên cây mía cho thấy phương pháp này hữu ích trong xác định lượng bón N, P, K và thời điểm bón N cho cây mía đường ở Đồng bằng sông Cửu Long.

– Đề tài đã đánh giá được khả năng cung cấp N, P và K từ đất cho cây mía, tỉ lệ phần trăm so với tổng nhu cầu của N, P và K để tạo năng suất mong muốn ở Cù Lao Dung là 32,6%N, 46,2%P2O5, 56,1%K2O và ở Long Mỹ là 32,9%N, 59,6% P2O5 và 63,4% K2O.

– Trên cùng một lượng phân bón, đáp ứng năng suất mía của đất phèn Long Mỹ chỉ đạt 89% so với năng suất trên đất phù sa Cù Lao Dung. Sử dụng “nghiệm thức cải thiện” bằng bón bã bùn mía (10 tấn/ha) được ghi nhận đã làm tăng năng suất mía trên hai vùng đất thí nghiệm.

– Nông dân ở vùng nghiên cứu hầu như không có tập quán bón K cho mía, việc bón K đã làm tăng ý nghĩa độ Brix mía ở Cù Lao Dung và Long Mỹ.

3. CÁC ỨNG DỤNG/KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu yếu tố môi trường đất, nước làm nên sự khác biệt năng suất mía giữa Cù Lao Dung và Long Mỹ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung bã bùn mía đến màu sắc lá và sự kéo dài thời điểm bón N cho mía.

Tiếp tục nghiên cứu qui luật của các thời điểm bón đạm chính xác cho mía dựa vào các mốc đã được ghi nhận theo kết quả đạt được trong nghiên cứu này.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đường (saccharum officinarum L.) tại vùng Đằng bằng Sông cửu long

.zip
2.51 MB

Có thể bạn quan tâm