Luận án – Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Danh mục: , Người đăng: Minh Trí Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS TẠ NGỌC LONG
Tên tác giả: Tạ Ngọc Long
Tên luận án: “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”.
Ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 9.85.01.03
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất định hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể
– Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo;
– Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo;
– Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo và các giải pháp phát triển.
Phương pháp nghiên cứu 
– Nội dung nghiên cứu: (1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo tác động đến sử dụng đất; (2) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo; (3) Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo; (4) Kết quả theo dõi một số mô hình loại sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo; (5) Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo.
– Phương pháp nghiên cứu: 
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra: Xác định 9 xã/thị trấn của huyện Tam Đảo đều nằm trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc giá Tam Đảo; đã chia 2 tiểu vùng theo đặc điểm kinh tế xã hội. Đã chọn 120 hộ điều tra.
+ Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các số liệu đã được công bố từ các cơ quan của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, cơ quan nghiên cứu và các đơn vị liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát 120 người sử dụng đất tại 2 tiểu vùng của huyện Tam Đảo.
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường: Theo phương pháp tính phân cấp hiệu quả sử dụng đất được quy định tại Thông tư số 60/2015/TT-BTNM và theo điều tra thực tế tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo.
+ Phương pháp điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất và phân tích mẫu đất.
+ Phương pháp xây dựng bản đồ: Sử dụng phần mềm Microstation SE và ArcGIS 10.2.
+ Phương pháp theo dõi các mô hình.
+ Phương pháp thiết lập mô hình bài toán tối ưu.
Kết quả chính và kết luận
1. Tam Đảo là huyện nằm trên phần chính, nằm trọn trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, có tổng diện tích tự nhiên là 23.469,88 ha, dân số huyện năm 2022 là 87.858 người. Giai đoạn 2018 – 2022, nền kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữa vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Đặc biệt, vì các xã thị trấn của huyện đều là vùng đệm chính của Vườn quốc gia Tam Đảo, nên mâu thuẫn giữa bảo tồn rừng và đất đai của Vườn quốc gia với nhu cầu sử dụng đất của người dân sống trong vùng đệm ngày càng nặng nề.
2. Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo trên địa bàn huyện Tam Đảo khá đa dạng về cây trồng và kiểu sử dụng đất với 7 LUT chính và 15 kiểu sử dụng đất. LUT LX – LM – Khoai lang được đánh giá chung ở hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ở mức cao. LUT chuyên lúa được đánh giá mức trung bình ở cả 3 nhóm tiêu chí. Tuy nhiên, là các LUT đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và có sản phẩm được ưa chuộng. Các LUT có tiềm năng sản xuất hiệu quả cao được lựa chọn là: LUT Chuyên rau; LUT Cây ăn quả; LUT Chè; LUT rừng sản xuất và LUT Cây dược liệu.
3. Kết quả phúc tra xây dựng bản đồ đất cho thấy: Đất vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo trên địa bàn huyện Tam Đảo có 5 nhóm đất với 9 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 14.222,98 ha chiếm 69,80 % diện tích tự nhiên.
Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá tiềm năng với 6 khối chỉ tiêu đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000 với 51 đơn vị đất đai, diện tích các đơn vị bản đồ đất là 20.378,04 ha.
Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho thấy diện tích rất thích hợp cho các LUT lần lượt là: LUT chuyên lúa 1.147,55 ha; LUT lúa màu 1.237,41 ha; LUT chuyên màu 1.337,02 ha; LUT cây ăn quả 1.119,09 ha; LUT Chè 58,46 ha; LUT Lâm nghiệp là 1.108,27 ha và LUT Cây dược liệu là 170,48 ha. Như vậy, so với hiện trạng sử dụng đất thì tiềm năng đất cây ăn quả, cây dược liệu vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo là khá lớn, phù hợp định hướng sản xuất bền vững của vùng đệm.
Kết quả theo dõi các mô hình nông nghiệp từ năm 2021 đến 2022, so sánh đối chiếu với kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT và các kiểu sử dụng đất đã khẳng định mức độ bền vững của các LUT của vùng đệm cho thấy: Các LUT đều đạt mức độ bền vững cao trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường là LUT3 (Chuyên màu), LUT4 (Cây ăn quả), LUT6 (Lâm nghiệp) và LUT7 (Cây dược liệu).
4. Trên cơ sở định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo trên địa bàn huyện Tam Đảo, kết quả phân hạng thích hợp đất đai kết hợp với kết quả giải bài tối ưu đa mục tiêu đã xác định được quy mô diện tích sử dụng cho các LUT/kiểu thích hợp cho từng tiểu vùng. Cụ thể cho LUT chuyên lúa (Lúa xuân – Lúa mùa): 1.050,00 ha; LUT Lúa – màu (Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang): 360,00 ha; LUT chuyên màu (Rau): 280,00 ha; LUT cây ăn quả (Vải): 200,00 ha; LUT chè: 20,00 ha; LUT lâm nghiệp (Rừng sản xuất): 1.000,00 ha và LUT Cây dược liệu (Trà hoa vàng) là 60 ha.
5. Để sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm thích hợp và bền vững theo các định hướng trên, vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cho các loại sử dụng đất: từ quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; áp dụng khoa học kỹ thuật; thị trường; quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản đến giải pháp về sử dụng cho đất bền vững.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

.zip
12.38 MB

Có thể bạn quan tâm