Luận án – Nghiên cứu sức kháng va chạm tốc độ thấp của bê tông tính năng siêu cao Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu sức kháng va chạm tốc độ thấp của bê tông tính năng siêu cao

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 10 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án:  Nghiên cứu sức kháng va chạm tốc độ thấp của bê tông tính năng siêu cao.

Ngành:          Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt

Mã số:          9580206

Nghiên cứu sinh:     Nguyễn Long

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:           1. PGS.TS. Hoàng Hà, Trường Đại học GTVT

2. PGS.TS. Phạm Duy Anh, Trường Đại học GTVT

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải

TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Lựa chọn vật liệu, thiết kế thành phần, chế tạo và thử nghiệm tính năng của BTTNSC cốt sợi thép sử dụng cốt liệu, xi măng PC50, silica fume và thiết bị trong điều kiện tại Việt Nam đạt cường độ mẫu trụ ở tuổi 28 ngày 120MPa và 130MPa.

2. Chế tạo thiết bị thí nghiệm sức kháng va chạm tốc độ thấp theo phương pháp tải trọng rơi, và thử nghiệm sức kháng va chạm của vật liệu BTTNSC chế tạo được bằng thử nghiệm lặp (thả nhiều lần) với quả nặng có khối lượng m = 10kg, thả rơi từ chiều cao h = 1m. Kết quả thử nghiệm cho thấy khả năng kháng va chạm của vật liệu BTTNSC có cường độ 120MPa và 130MPa tăng lên rõ rệt theo cường độ và hàm lượng cốt sợi thép cả ở vết nứt đầu tiên và khi mẫu bị phá hủy.

3. Đề xuất tương quan thực nghiệm giữa năng lượng va chạm trung bình gây vết nứt đầu tiên (E1) và gây phá hủy vật liệu (E2) với cường độ chịu nén (fc) và hàm lượng cốt sợi thép (Vf).

4. Chế tạo thiết bị và thực nghiệm khả năng kháng va chạm tốc độ thấp của kết cấu bản kê 4 cạnh bằng BTTNSC có cường độ 120MPa và 130MPa với hàm lượng cốt sợi thép 2,0% và 2,5%, thử nghiệm theo mô hình tải trọng rơi thả 1 lần, với 02 quả nặng có khối lượng (m) bằng 60kg, thả rơi từ chiều cao (h) bằng 1m. Từ đó đánh giá khả năng kháng va chạm cục bộ trên cơ sở chiều sâu xâm nhập của đầu va chạm; và đánh giá khả năng kháng va chạm tổng thể của kết cấu bản dựa trên cơ sở khả năng hấp thụ năng lượng va chạm và mức hư hỏng tổng thể tính theo suy giảm độ cứng. Kết quả cho thấy khả năng kháng va chạm cục bộ và tổng thể của bản BTTNSC đều tăng lên rõ rệt khi cường độ bê tông và hàm lượng cốt sợi thép tăng.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu sức kháng va chạm tốc độ thấp của bê tông tính năng siêu cao

.zip
8.13 MB

Có thể bạn quan tâm