Luận án – Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực nén lệch tâm của cột bê tông cốt thép sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện Hongsa – CHDCND Lào Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực nén lệch tâm của cột bê tông cốt thép sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện Hongsa – CHDCND Lào

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SỸ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên Luận án: Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực nén lệch tâm của cột bê tông cốt thép sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện Hongsa – CHDCND Lào.

2. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng.

3. Mã số: 9580201

4. Tên tác giả: Vongchith Sykhampha; Mã số NCS: 62161208; Khóa: 2016-2023

5. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Trường Thắng

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực nén lệch tâm của cột bê tông cốt thép sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện Hongsa – CHDCND Lào” đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau đây:

1. Xác định được tính khả thi trong việc chế tạo bê tông sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện Hongsa – CHDCND Lào (L-FA) có cường độ chịu nén của mẫu trụ trung bình 30 MPa với tỷ lệ thay thế 20% L-FA/OPC theo khối lượng trong điều kiện phòng thí nghiệm;

2. Thu được bộ số liệu thực nghiệm về một số đặc trưng cơ lý của bê tông có cường độ mẫu trụ trung bình 30 MPa với các tỷ lệ thay thế L-FA/OPC khác nhau, xác định được tỷ lệ thay thế hợp lý nhất là 20% theo khối lượng dựa trên cường độ chịu nén và quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông. Độ tin cậy của kết quả thực nghiệm được đánh giá bằng mô hình mạng nơ-ron nhân tạo với một số lượng lớn các dữ liệu thực nghiệm đã được công bố trên thế giới;

3. Đề xuất điều chỉnh mô hình biến dạng phi tuyến hai đoạn thẳng và ba đoạn thẳng của bê tông thường trong TCVN 5574:2018 để áp dụng cho bê tông sử dụng tro bay L-FA, đề xuất quy trình và kỹ thuật tính toán kết hợp với phương pháp phân tích tiết diện ngang để thiết lập khả năng chịu lực nén lệch tâm của cột BTCT sử dụng tro bay L-FA dưới dạng mặt tương tác và xác định hệ số dự báo kp bằng phương pháp nghịch đảo trung bình trọng số;

4. Thu được bộ số liệu thực nghiệm về khả năng chịu lực của cột BTCT sử dụng tro bay L-FA khi chịu nén với một số độ lệch tâm khác nhau, được sử dụng để kiểm chứng và cho thấy mô hình vật liệu, quy trình và kỹ thuật tính toán được đề xuất có khả năng dự báo khá sát và thiên về an toàn.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực nén lệch tâm của cột bê tông cốt thép sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện Hongsa – CHDCND Lào

.zip
8.38 MB

Có thể bạn quan tâm