THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên đề tài: Nghiên cứu tính chất cơ học và đặc điểm phá hủy của bê tông cường độ cao sử dụng nano silica ứng dụng trong công trình cầu
Nghành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 9580205
Chuyên nghành: Xây dựng cầu hầm.
Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Văn Thức
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Bùi Tiến Thành – Trường Đại học Giao thông Vận tải;
GS.TS. Nguyễn Viết Trung – Trường Đại học Giao thông Vận tải.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông Vận tải.
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
1. Luận án đã thiết kế thành phần bê tông cường độ cao (BTCĐC) sử dụng nano silica (NS) với cường độ đặc trưng 70MPa ứng dụng trong công trình cầu. Bảy cấp phối thành phần BTCĐC được thiết kế với sự thay đổi hàm lượng NS sử dụng từ 0 đến 3%.
2. Luận án đã thực nghiệm và phân tích sự ảnh hưởng của NS đến một số tính năng chủ yếu của BTCĐC như: cường độ nén, cường độ kéo khi uốn và mô đun đàn hồi. Quan hệ giữa tỉ lệ NS và các tính năng của BTCĐC theo các ngày tuổi được xây dựng bằng các phương trình hồi quy.
3. Luận án đã thực nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của NS đến các tham số và đặc điểm phá hủy của BTCĐC. Kết quả thể hiện, tính dẻo của BTCĐC sử dụng NS được cải thiện thông qua tham số và đặc điểm phá hủy như: năng lượng phá hủy, chiều dài đặc trưng phá hủy, quan hệ mềm hóa, quan hệ ứng suất – độ mở rộng vết nứt, quan hệ ứng suất – chiều dài lan truyền vết nứt.
4. Luận án đã sử dụng các tính chất cơ học và tham số phá hủy từ thực nghiệm để tính toán sức kháng lan truyền nứt và độ dự trữ cường độ tương ứng với chiều dài lan truyền vết nứt của BTCĐC sử dụng NS.
5. Luận án đã đánh giá khả năng ứng dụng BTCĐC sử dụng NS trong kết cấu cầu. Bước đầu phân tích ứng xử cục bộ của vùng neo cáp dự ứng lực BTCĐC sử dụng NS bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Kết quả cho thấy, có nhiều triển vọng khi ứng dụng BTCĐC sử dụng NS trong vùng chịu tải trọng cục bộ nói riêng và các bộ phận kết cấu cầu nói chung.