Luận án Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên Lưu Free

Luận án Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN CỦA NCS. NGUYỄN THỊ THOA

Tên luận án: Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.

Chuyên ngành: Lâm sinh                                                                Mã số: 62.62.02.05

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thoa                               Khóa đào tạo: 2009 – 2013

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

2. TS. Lê Đồng Tấn, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Theo phương pháp phân loại thảm thực vật của UNESCO, 1973, thảm thực vật tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa – Phượng Hoàng khá đa dạng, gồm 10 quần hệ và 9 phân quần hệ của 4 lớp: Lớp rừng kín, lớp rừng thưa, lớp thảm cây bụi, lớp thảm cỏ.

2. Đã xác định được tính đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng, với 611 loài, 344 chi, 107 họ thuộc 2 ngành thực vật. Đã bổ sung cho Danh lục thực vật của Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng được 24 loài thực vật thân gỗ, 1 họ, 9 chi. Có 49 loài thực vật thân gỗ quý hiếm, trong đó đã xác định được vị trí phân bố của 30 loài.

3. Đã sử dụng các chỉ số: chỉ số Shannon – Wiener (H), chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd), chỉ số tương đồng (SI), chỉ số entropy Rẽnyi (Ha) để phân tích tính đa dạng của thực vật thân gỗ.

4. Số lượng loài cây tái sinh trong các trạng thái rừng trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa – Phượng hoàng khá phong phú, biến động từ 42 đến 74 loài, có từ 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành tái sinh.

5. Xác định được một số tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn là: khai thác gỗ, khai thác củi đun; đốt rừng làm nương rẫy; khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản… trong đó hoạt động khai thác gỗ, củi là tác động chủ yếu.

6. Có 4 nhóm giải pháp được đề xuất nhằm duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng, và bảo vệ tính đa dạng sinh học.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

– Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm sáng tỏ tính đa dạng về các kiểu thảm thực vật rừng theo phân loại của UNESCO, 1973; đa dạng về các taxon thực vật thân gỗ trên núi đá, đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý, đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi; việc ứng dụng các chỉ số đa dạng để nghiên cứu tầng cây gỗ và tầng cây tái sinh. Những tác động của người dân tới tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng.

– Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng giúp cho Khu bảo tồn xây dựng được phương án bảo tồn các loài thực vật thân gỗ quý hiếm và là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu có liên quan sau này.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

– Cần có hướng nghiên cứu sâu về những loài thực vật thân gỗ quý hiếm: hiện trạng quần thể, phân bố, mức độ khai thác sử dụng để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng núi đá vôi.

– Nghiên cứu một cách có hệ thống về nhu cầu sử dụng gỗ, củi và một số loài lâm sản ngoài gỗ phổ biến ở khu vực.

– Phân tích sự biến đổi của tính đa dạng thực vật thân gỗ dưới tác động của người dân địa phương.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

.zip
2.60 MB

Có thể bạn quan tâm