Tên luận án: “Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ học tập và tập luyện Thể dục Thể thao của sinh viên trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TPHCM”.
Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101
Nghiên cứu sinh: Hà Mạnh Hùng
Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Quý Phượng
2. TS. Hồ Nhựt Quang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục thể thao Tp. Hồ Chí Minh
Những đóng góp mới của luận án
1. Luận án đã xác định được giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người học có mối quan hệ phụ thuộc. Mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL kết hợp với mô hình GRONROOS và mô hình SEM mà đề tài đã vận dụng xây dựng mô hình nghiên cứu giả thuyết thang đo chất lượng dịch vụ học tập và tập luyện TDTT cho sinh viên trường ĐHQT gồm 3 thành phần nhân tố (1) Tin cậy đáp ứng, (2) Năng lực tiếp cận, (3) Tín nhiệm, ba nhân tố độc lập này có ý nghĩa ý nghĩa thống kê đáp ứng sự hài lòng của sinh viên về CLDV học tập và tập luyện TDTT tại trường ĐHQT. Tuy nhiên, do CLDV học tập và tập luyện TDTT là lĩnh vực không ổn định vì phụ thuộc vào mức độ cảm nhận của sinh viên nên tùy thuộc vào từng điều kiện thực tế của từng đơn vị đào tạo cần có sự điều chỉnh khái niệm và xây dựng thang đo cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ học tập và tập luyện TDTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bên ngoài.
2. Kết quả phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ học tập và tập luyện TDTT cho sinh viên trường ĐHQT cho thấy: Các yếu tố đánh giá về nhận định CLDV học tập và tập luyện TDTT của sinh viên trường Đại học Quốc tế đã được thể hiện qua 8 nhóm câu hỏi khảo sát của bảng 2.3 và bảng 2.4, đa số các đánh giá của sinh viên nam và nữ đều đánh giá tương đồng nhau không có sự khác biệt đáng kể về thực trạng CLDV học tập và tập luyện TDTT của sinh viên trường ĐHQT.
Bằng phương pháp phân tích SWOT luận án đã đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhà trường trong việc nâng cao hơn nữa CLDV học tập và tập luyện TDTT cho sinh viên trường ĐHQT. Thực trạng CLDV học tập và tập luyện TDTT của Trường ĐHQT đã cho thấy được những thuận lợi, khó khăn, hạn chế nhất định trong công tác giảng dạy, về đội ngũ giảng viên còn thiếu, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sân bãi chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.
3. Kết quả phân tích các mô hình đánh giá CLDV học tập và tập luyện TDTT cho sinh viên trường ĐHQT và kết hợp đánh giá thực tiễn định hướng CLDV học tập và tập luyện TDTT dựa trên các giải pháp gồm 3 nhóm giải pháp đã được đề xuất:
Nhóm giải pháp 1: Thông tin tuyên truyền; Xây dựng cơ sở vật chất; Xây dựng đội nghũ giảng viên; Xây dựng chương trình môn học;
Nhóm giải pháp 2: Thành lập bộ môn trực thuộc Ban giám hiệu; Cập nhật chương trình đào tạo; Công tác nghiên cứu khoa học; Mở rộng liên kết đào tạo; Xây dựng chính sách nhân sự; Xây dựng chính sách chất lượng;
Nhóm giải pháp 3: Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi; Nâng cao CLDV cho sinh viên; Xây dựng các CLB thể thao ngoại khoá.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phục vụ nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia, TP HCM, đồng thời phục vụ công tác giảng dạy tại các trường đại học, các Khoa GDTC, và là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý TDTT, các giảng viên TDTT ở các trường đại học trên toàn quốc và không trùng lắp với các công trình đã được công bố trước đây.