THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Phân tích ảnh hưởng của bể nước đến mức độ giảm chấn của nhà cao tầng chịu động đất.
Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt
Mã số: 9580206
Nghiên cứu sinh: Trịnh Thị Hoa
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Trường Đại học Giao thông vận tải
2. GS.TS. Nguyễn Tiến Chương, Trường Đại học Thủy Lợi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải
TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Hiệu quả giảm chấn của bể nước cho kết cấu là tốt nhất khi giá trị tỷ lệ tần số dao động riêng giữa bể nước và kết cấu nằm trong khoảng từ 0,8 đến 1,5;
2. Tỷ lệ khối lượng giữa bể nước và kết cấu càng lớn thì hiệu quả giảm chấn của bể nước cho kết cấu càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả giảm chấn chỉ phát huy khi tỷ lệ khối lượng đó nằm trong khoảng từ 1% đến 10%;
3. Hệ nhiều bể nước nhỏ hoặc hệ một bể nước lớn nhiều ngăn sẽ đạt hiệu quả giảm chấn cho kết cấu tốt hơn so với hệ một bể nước lớn không có ngăn;
4. Khi độ cứng của gối liên kết giữa bể nước và kết cấu được xác định tương ứng với tỷ lệ khối lượng của bể nước và kết cấu từ 1% đến 10% và tỷ lệ tần số dao động riêng giữa bể nước và kết cấu bằng 1, thì hiệu quả giảm chấn của bể nước cho kết cấu sẽ là tốt nhất;
5. Khi xét dạng dao động đầu tiên của tòa nhà, phương án bố trí toàn bộ bể nước trên đỉnh toà nhà sẽ có hiệu quả giảm chấn tốt hơn so với phương án bố trí bể nước dọc theo chiều cao tòa nhà.