Luận án – Phân tích ứng xử tĩnh và dao động kết cấu dầm sandwich có lớp lõi bằng vật liệu rỗng Lưu Free

Luận án – Phân tích ứng xử tĩnh và dao động kết cấu dầm sandwich có lớp lõi bằng vật liệu rỗng

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 14 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

BÁO CÁO NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: Phân tích ứng xử tĩnh và dao động kết cấu dầm sandwich có lớp lõi bằng vật liệu rỗng.

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng

Mã số: 9580201

Họ và tên NCS: Đỗ Minh Đức

Khóa tuyển sinh năm: 2020

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Trần Quang Hưng

Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

2. GS.TS Trần Minh Tú

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trên cơ sở lý thuyết biến dạng cắt bậc cao (HSDT), luận án đã tiến hành nghiên cứu bằng lý thuyết và thực nghiệm các ứng xử tĩnh và dao động của dầm sandwich có lớp lõi bằng vật liệu FGP-GPLRC và hai lớp bề mặt bằng vật liệu FGM hoặc vật liệu PEM. Đặc tính vật liệu của FGM biến thiên theo quy luật hàm lũy thừa và của vật liệu FGP thay đổi theo quy luật hàm cosine theo chiều dày lớp. Ba kiểu phân bố độ rỗng kết hợp với ba kiểu phân bố GPL được xem xét. Các đóng góp chính của luận án gồm:

1. Đã thiết lập được lời giải giải tích theo dạng nghiệm Navier cho dầm sandwich FGM/FGP-GPLRC và PEM/FGP-GPLRC liên kết tựa đơn giản hai đầu, chịu tải trọng cơ và điện.

2. Phát triển phương pháp không lưới sử dụng nội suy C¹-Hermite với 3 phương pháp nội suy PIM, RPIM, MLS để xác định các thành phần chuyển vị, ứng suất, tần số dao động riêng cũng như điều khiển dao động kết cấu dầm sandwich với lớp bề mặt bằng vật liệu khác nhau và lớp lõi FGP-GPLRC.

3. Xây dựng thực nghiệm để đo độ võng, tần số dao động riêng và đáp ứng chuyển vị theo thời gian của mẫu dầm sandwich đại diện có lớp mặt bằng vật liệu đẳng hướng (cemboard), lớp lõi bằng vật liệu FGP (bê tông EPS) để kiểm chứng một số kết quả mô phỏng bằng lý thuyết. Kết quả thu được từ mô hình lý thuyết và thực nghiệm với sai lệch khoảng 5,3% là hoàn toàn chấp nhận được.

4. Ngoài ra, các đánh giá về ảnh hưởng của các tham số vật liệu (chỉ số tỷ lệ thể tích của FGM, dạng phân bố và hệ số độ rỗng của FGP, tỷ phần khối lượng và dạng phân bố của GPL, tính chất vật liệu PEM), tham số kết cấu (tỷ số L/h, tỷ số chiều dày các lớp, điều kiện biên) đến độ võng, các thành phần ứng suất, tần số dao động riêng và đáp ứng chuyển vị theo thời gian của kết cấu dầm sandwich với vật liệu lớp bề mặt khác nhau và lớp lõi FGP-GPLRC là nguồn tham khảo hữu ích trong thiết kế và lựa chọn thông số tối ưu kết cấu sandwich sử dụng các loại vật liệu mới.

Từ khóa: Kết cấu dầm sandwich; vật liệu rỗng; vật liệu có cơ tính biến thiên; vật liệu áp điện; phương pháp nghiệm giải tích Navier; phương pháp không lưới; điều khiển dao động.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Phân tích ứng xử tĩnh và dao động kết cấu dầm sandwich có lớp lõi bằng vật liệu rỗng

.zip
9.96 MB

Có thể bạn quan tâm