TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Xuân Hanh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/5/1983
4. Nơi sinh: An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
Quyết định số 607/QĐ-HVQLGD ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục về việc công nhận nghiên cứu sinh Đinh Xuân Hanh, khóa 3 (2015 – 2018).
6. Quyết định giao đề tài luận án:
Quyết định số 976/QĐ-HVQLGD ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục về việc giao đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Quân sự Quân khu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” và cán bộ hướng dẫn khoa học GS. TS Nguyễn Đức Chính.
7. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi rõ các quyết định, văn bản cho phép):
– Quyết định số 132/QĐ-HVQLGD ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục về việc điều chỉnh tên đề tài thành “Phát triển đội ngũ giảng viên trong các học viện quân đội theo tiếp cận năng lực”;
– Quyết định số …… /QĐ-HVQLGD ngày … tháng … năm 2020 của Giám đốc Hoc viện Quản lý Giáo dục về việc điều chỉnh tên đề tài thành “Phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực”
8. Tên đề tài luận án chính thức: “Phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực”
9. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
10. Mã số: 9 14 01 14
11. Cán bộ hướng dẫn KH: GS.TS Nguyễn Đức Chính
12. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Về lý luận:
Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về Phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực.
Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về đội ngũ giảng viên, về phát triển đội ngũ giảng viên quân đội và rút ra được một số vấn đề để luận án tiếp tục nghiên cứu như: vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực, xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí năng lực đội ngũ giảng viên,..
Xây dựng các khái niệm cơ bản như: giảng viên, đội ngũ giảng viên, phát triển dội nggux giảng viên trong quân đội; xác định các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm: Quy hoạch ĐNGV; Tuyển chọn ĐNGV, Sử dụng ĐNGV; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV; Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV; Các chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho ĐNGV …
Luận án cũng đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực.
– Về giá trị thực tiễn:
Luận án đã khảo sát thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực về các vấn đề: Quy hoạch ĐNGV; Tuyển chọn ĐNGV, Sử dụng ĐNGV; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV; Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV; Các chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho ĐNGV; yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực.
Luận án đã đánh giá được những mặt tích cực, những thành quả cũng như những hạn chế, bất cập trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên và tìm ra được những nguyên nhân để có hướng khắc phục. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên của các nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho các học viện trong quân đội.
Từ đó luận án đề xuất 7 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực.
13. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực mà Luận án đề xuất phù hợp với đặc thù các học viện nhà trường trong quân đội các giải pháp tìm kiếm, khai thác các nguồn cung giáo dục, đáp ứng nhu cầu về phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực.
14. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên, đội ngũ giảng viên trong quân đội đồng thời phát triển hướng nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên các học viện, trường sĩ quan trong quân đội theo tiếp cận năng lực.