THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên: Hoàng Sỹ Tương
2. Giới tính: Nam
3. Ngày tháng năm sinh: 10/09/1976
4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định chúng tuyển: Số 318/QD-HVQLGD ngày 16 tháng 05 năm 2017 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.
6. Quyết định giao đề tài: Quyết định số 1245/QD-HVQLGD ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Giám dốc Học viện Quản lý giáo dục.
7. Những thay đổi trong quá trình học tập
Cho phép chỉnh sửa tên đề tài theo quyết định số 286/QD-HVQLGD ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Giám đốc Học viện quản lý giáo dục thành ” Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay”
8. Tên luận án chính thức: “ Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay”
9. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
10. Mã số: 9 14 01 14
11. Cán bộ hướng dân: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
12. Những đóng góp mới của luận án:
Về mặt lý luận
– Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực ATTT và đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hướng đến mục tiêu “chuẩn hóa” đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục đại học.
– Làm rõ được tính đặc thù của ngành ATTT trong lĩnh vực QPAN và đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Hoàn thiện và bổ sung cũng như đưa ra được Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.
Về mặt thực tiễn
– Phát hiện được những hạn chế bất cập, nguyên nhân của các hạn chế bất cập trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay;
– Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN;
– Đề xuất các khái niệm giảng viên ngành ATTT, ngành ATTT, đội ngũ giảng viên ngành ATTT, phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cũng như phân tích được các đặc thù của ĐNGV này trong bối cảnh hiện nay;
– Đề xuất được Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN;
– Đề xuất được một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN nhằm khắc phục các hạn chế; phát huy vai trò của giảng viên ngành ATTT trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay;
13. Khả năng ứng dụng trong thực tế
Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực.
14. Hướng nghiên cứu trong tương lai: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về an toàn thông tin cho lĩnh vực Quốc phòng an ninh và Kinh tế xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.