Luận án –  Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu Free

Luận án – Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

Tên luận án: Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Tên chuyên ngành và mã số: Quản lý giáo dục

Mã ngành 14.01.14

Tên nghiên cứu sinh và khóa đào tạo: Nguyễn Thị Thanh Loan, Khóa 2015

Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn

CBHD1: PGS.TS Vương Thanh Hương

CBHD2: PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

Những đóng góp về lý luận:

Góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc thêm lý luận về phát triển đội ngũ THCS theo tiêu chuẩn CDNN để thực hiện tốt các chính sách nâng cao chất lượng GV theo hướng công bằng, theo năng lực, vị trí việc làm.

Đề xuất được tiêu chí đánh giá, sàng lọc GV THCS theo từng hạng CDNN, đảm bảo khách quan, thể hiện được đặc thù của viên chức ngành GD thủ đô, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn CDNN.

Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV THCS theo tiêu chuẩn CDNN phù hợp với thực tiễn, đặc thù của Hà Nội.

Những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV THCS theo tiêu chuẩn CDNN phù hợp với thực tiễn của Hà Nội;

  • Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gắn với chiến lược phát triển của nhà trường và giáo dục địa phương, trong đó điểm mới là công tác quy hoạch cần được coi trọng, làm bài bản, có sự phân cấp, phân quyền và phải xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của nhà trường và địa phương nhằm đáp ứng được chiến lược phát triển nhà trường và giáo dục địa phương;
  • Tổ chức tuyển dụng đội ngũ GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, trong đó điểm mới là việc tuyển dụng cần được thực hiện tuyển dụng theo đợt với tất cả các hạng chức danh nghề nghiệp (cả hạng I, hạng II, hạng III). Việc tuyển dụng này xuất phát từ nhu cầu của của nhà trường, các tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí của từng hạng chức danh nghề nghiệp, việc tuyển dụng đối với giáo viên THCS cũng cần có sự phân cấp.
  • Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu của hạng CDNN gắn với chuẩn nghề nghiệp, điểm mới của giải pháp là thực hiện lồng ghép việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh với bồi dưỡng thường xuyên theo chuẩn nghề nghiệp, và trọng tâm là bồi dưỡng thường xuyên, tại nhà trường.
  • Xây dựng quy định kiểm tra nội bộ dựa trên tiêu chuẩn CDNN GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó xây dựng tiêu chí kiểm tra đáp ứng theo tiêu chuẩn chứ danh được bổ nhiệm. Ngoài việc đưa ra tiêu chí, Luận án cũng đề xuất quy trình đánh giá, kết quả đánh giá và minh chứng để đánh giá, đảm bảo tính khách quan. Bên cạnh đó, việc đánh giá theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên cũng được liên thông với đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá viên chức, đảm bảo kết quả đánh giá có sự đồng nhất, khách quan, chính xác.
  • Xây dựng môi trường tạo động lực cho GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển theo tiêu chuẩn CDNN. Ngoài việc thực hiện đúng, đủ lương và chế độ phụ cấp cho giáo viên THCS của Hà Nội theo hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm thì điểm mới trong giải pháp này chính là khích lệ giáo viên THCS của Hà Nội được bổ nhiệm những giáo viên hạng CDNN cao (hạng I, hạng II) trở thành giáo viên THCS cốt cán, tạo điều kiện cho họ vào danh sách tạo nguồn lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng/hiệu phó), lãnh đạo tổ chuyên môn (tổ trưởng/tổ phó); tạo điều kiện cho họ được tham gia xét/thi thăng hạng.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

.zip
4.58 MB

Có thể bạn quan tâm