Tên tác giả: Dương Đức Giáp
Tên đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học một số kiến thức về Từ trường và Cảm ứng điện từ Vật lý 11
qua sử dụng phối hợp thí nghiệm với phương tiện trực quan.
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí
Mã số: 9 14 01 11
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
1) Đã tổng quan được một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, có liên quan đến đề tài của luận án.
Phần tổng quan tập trung vào 2 nội dung là: 1) Các kết quả nghiên cứu về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề; 2) Các kết quả nghiên cứu về dạy học sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan. Đã phân tích, tổng hợp và đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước này. Từ đó, có cơ sở, điều kiện để xác định các vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, trong đề tài luận án của mình, như: Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề; Quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua việc sử dụng phối hợp thí nghiệm thí nghiệm và phương tiện trực quan; Đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
2) Ở chương 2, đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua sử dụng phối hợp thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông như: (1) Dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề; (2) Sử dụng phối hợp thí nghiệm và phương tiện trực quan; (3) Thực trạng của việc dạy học sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan ở trường phổ thông hiện nay; và cuối cùng là (4) Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua sử dụng phối hợp thí nghiệm và phương tiện trực quan. Đã đề xuất được Quy trình tổ chức dạy học có sự phối hợp thí nghiệm và phương tiện trực quan theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Quy trình có 2 giai đoạn với 5 bước thực hiện;
3) Đã khái quát được đặc điểm cấu trúc, mục tiệu và nội dung dạy học của 2 chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”, nêu được một số khó khăn khi dạy học 2 chương này. Từ đó chỉ ra được một số thí nghiệm và phương tiện trực quan có thể sử dụng trong quá trình thiết kế dạy học ở 2 chương;
4) Đã thiết kế được một số tiến trình dạy học của một số đơn vị kiến thức về Từ trường và Cảm ứng điện từ.
5) Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại 02 trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm chứng lại giả thuyết khoa học của đề tài luận án;