Luận án –  Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực Lưu Free

Luận án – Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9 14 01 02

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Giang

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Dục Quang

PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

Cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

Đóng góp về mặt học thuật, lí luận

Luận án là một công trình khoa học chuyên sâu, có hệ thống về năng lực tự học và các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm, kết quả nghiên cứu có những điểm như sau:

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực. Hệ thống hóa lại một số các thuộc tính cấu trúc của năng lực tự học và các yếu tố bên ngoài của năng lực tự học của Đại học Sư phạm; Một số cách thức phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đánh giá thực trạng năng lực tự học và phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm từ đó hoàn thiện hệ thống các biện pháp phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Đại học Sư phạm.

Kết luận chính và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Năng lực tự học chính là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng và thái độ để đưa ra quyết định có trách nhiệm và có hành động phù hợp với việc học của bản thân. Năng lực tự học bao gồm các thành tố: kỹ năng nhận thức, kỹ năng siêu nhận thức và kỹ năng tình cảm. Phát triển năng lực tự học chính là sự thúc đẩy, khuyến khích người học tò mò, tự tin và tự lực để hình thành, tiệm cận và thuần thục các kĩ năng nhận thức, siêu nhận thức phục vụ cho việc học của bản thân. Người học sẽ vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để đưa ra các quyết định có trách nhiệm và có hành động phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân.

Đề tài đề xuất sáu biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực gồm: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho Đại học Sư phạm để xác định phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp; Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua dạy học giải quyết vấn đề; Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua dạy học dựa vào dự án; Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào tổ chức giảng dạy qua ứng dụng Elearning; Hướng dẫn sinh viên phát triển các năng lực tự học thông qua các bài tập bổ trợ.

Muốn phát triển của năng lực tự học cần tập trung phát triển mạnh mẽ kĩ năng Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter) từ đó sẽ thúc đẩy nhóm kĩ năng siêu nhận thức phát triển sẽ giúp sinh viên hình thành kiến thức mới trên cơ sở biết rõ những điều mình hiểu, quan trọng hơn sinh viên biết những điều mình chưa hiểu. Chính điều này giúp sinh viên suy ngẫm về các điều đã học, đã làm và cải thiện các kĩ năng khác đạt hiệu quả cao hơn.

Nghiên cứu thực tiễn của đề tài chỉ ra giảng viên đã sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực tuy nhiên mục đích nhằm phát triển năng lực tự học chưa nhiều, hơn nữa việc vận dụng phương pháp, hình thức dạy học tích chưa theo một quy trình thống nhất thường giải quyết vấn đề từ giáo viên khi nội dung giảng dạy quá nhiều. Hiệu quả việc vận dụng phương pháp, hình thức dạy học tích cực theo tiếp cận dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên chỉ mang lại từ mức ít hiệu quả đến hiệu quả bình thường.

Qua khảo sát cũng cho thấy năng lực tự học của sinh viên dựa trên tự đánh giá và đánh giá của giảng viên chỉ nằm ở mức tiệm cận với hầu hết các kĩ năng chỉ đạt mức độ bắt đầu gộp các bước (thao tác) của kĩ năng này vào với nhau và bước đầu sinh viên có thể tự sửa lỗi của mình, một số sinh viên đã đạt mức không còn cần sự trợ giúp để sử dụng kĩ năng trong những tình huống quen thuộc.

Thực nghiệm sư phạm khẳng định: tính khả thi về bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên; Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực đi từ phân tích rõ năng lực tự học của sinh viên, từ đó lên kế hoạch và chuẩn bị học liệu rèn luyện các kĩ năng tự học cùng với việc đẩy phát triển khả năng lập luận khoa học, tư duy sáng tạo và tự đánh giá giúp sinh viên phát triển năng lực tự học một cách bền vững đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

.zip
2.43 MB

Có thể bạn quan tâm