THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Tên đề tài: “Quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
Nghiên cứu sinh: Đỗ Minh Trang
Khóa: 2015 – 2018
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Mai Văn Hóa
2. PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị – Bộ Quốc phòng
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Ở phương diện lý luận, đề tài đã xây dựng các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu như các khái niệm: Khái niệm đánh giá học sinh; Khái niệm ĐGHS ở các trường tiểu học, khái niệm quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học. Luận án chỉ ra các yếu tố trong ĐGHS tiểu học. Luận án đã trình bày bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học. Luận án đã xác định các nội dung quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học và chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học hiện nay.
2. Luận án đã đánh giá chung thực trạng, rút ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về thực trạng đánh giá và thực trạng quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học trên địa bàn t.p. Hà Nội.
3. Luận án đề xuất 06 biện pháp quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay gồm: Xác định mục tiêu và kế hoạch ĐGHS thống nhất với chương trình GDPT cấp tiểu học; Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng ĐGHS tiểu học đáp ứng chương trình GDPT 2018 và phối hợp các lực lượng trong thực hiện; Chỉ đạo đổi mới thực hiện nội dung, phương pháp và kỹ thuật ĐGHS ở các trường tiểu học; Tổ chức xây dựng quy trình ĐGHS phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học, giáo dục ở các trường tiểu học; Tổ chức thực hiện kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở các trường tiểu học theo mục tiêu giáo dục toàn diện; Chỉ đạo kết hợp đồng bộ giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp và thử nghiệm 01 biện pháp và kết quả đã cho thấy 06 biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi khá cao, có thể áp dụng vào thực tiễn ĐGHS ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đã phản ánh hiệu quả bước đầu của các biện pháp được đề xuất.