THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vương Hương Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/01/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1368/QĐ-HVQLGD ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục.
6. Quyết định giao đề tài luận án: Quyết định số 1373/QĐ-HVQLGD ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục.
Đề tài được giao: “Quản lý Hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục”
7. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
– Chỉnh sửa tên đề tài theo Quyết định số 78a/QĐ-HVQLGD ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục thành “Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội”.
– Gia hạn học tập theo Quyết định số 1469/QĐ-HVQLGD ngày 30/11/2019 của Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục.
8. Tên đề tài luận án chính thức: Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
9. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
10. Mã số: 9 14 01 14
11. Cán bộ hướng dẫn KH:
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng;
PGS.TS Nguyễn Minh Đức
12. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
+ Về lý luận:
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú lý luận cơ sở lí luận về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (TN, HN) và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường trung học cơ sở (THCS) và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng được khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu hoạt động TN, HN cho học sinh THCS.
+ Về thực tiễn:
Phân tích thực trạng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ thực trạng về định lượng, phân tích định tính, tìm ra nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xác định khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS, làm căn cứ cơ bản để xác định nhu cầu, từ đó xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội. Các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện tương tự như 5 quận/huyện của thành phố Hà Nội.
13. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng thực tiễn, vì vậy kết quả nghiên cứu thực tiễn để phân tích bức tranh thực trạng phong phú về năng lực tổ chức hoạt động TH, HN và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TH, HN, thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức họat động TH, HN cho học sinh các trường THCS thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Từ bức tranh thực trạng này đã xác định điểm mạnh và điểm yếu trong bồi dưỡng giáo viên THCS như: Chưa xác định được nhu cầu bồi dưỡng; chưa xác định được các năng lực cho giáo viên phù hợp với yêu cầu của từng hoạt động; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng hiệu quả chưa cao…Từ đó cũng nhận định được trong quản lý còn hạn chế như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên THCS chưa linh hoạt; Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cho giáo viên còn hình thức; Chưa huy động được nguồn lực trong bồi dưỡng giáo viên THCS… Từ những hạn chế đó, luận án đã đề xuất được 6 giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TH, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội, trong đó đã tiến hành thử nghiệm giải pháp Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực – Thử nghiệm khẳng định một lần nữa quản lý bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THCS phải xác định được khung năng lực và xác định được nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THCS thì mới đạt kết quả. Như vậy các giải pháp đề xuất trong luận án có khả năng ứng dụng thực tiễn cao để các nhà quản lý thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
14. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên tổ chức hoạt động TN, HN ở cấp phổ thông, nhất là cấp THCS còn thiếu vắng, điều này cũng có lý do khách quan là hoạt động TN, HN thường quan tâm đến quá trình nhiều hơn kết quả và quá trình tổ chức hoạt động TN, HN thường đi theo hướng tích hợp nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, kết quả nhiều khi thiên về định tính và thường phải có thời gian lâu dài mới có thể bộc lộ để có thể đo lường, đánh giá một cách định lượng như các hoạt động giáo dục, dạy học theo các cách tiếp cận khác. Những khó khăn này tạo ra khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục về hoạt động TN, HN cho học sinh ở các cấp học phổ thông nói chung và ở cấp học THCS nói riêng.