Luận án – Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam Lưu Free

Luận án – Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

– Tên tác giả: NCS. Phạm Thị Thuý Hằng

– Tên người hướng dẫn: 1. PGS. TS. TRẦN THỊ HƯƠNG

2. PGS. TS. PHAN MINH TIẾN

– Tên luận án: Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam

– Ngành khoa học của luận án: Khoa học giáo dục

– Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

– Mã số: 62 14 01 14

– Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Về cơ sở  lý luận

Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ (HĐSHTT) trong trường đại học (ĐH) là tổng thể tác động có tổ chức, mục đích của chủ thể quản lý trường ĐH đối với HĐSHTT nhằm tạo lập, bảo hộ, bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả SHTT của trường ĐH.

Nội dung quản lý HĐSHTT ở trường ĐH bao gồm: Quản lý hành chính SHTT các kết quả nghiên cứu khoa học và HĐ giảng dạy; Quản lý HĐ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu pháp lý SHTT; Quản lý HĐ khai thác thương mại các tài sản SHTT; Quản lý điều kiện hỗ trợ HĐSHTT.

2. Về cơ sở thực tiễn

Thực trạng quản lý HĐSHTT ở các trường ĐH khu vực miền Trung đã có được những kết quả nhất định nhưng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Trường ĐH chưa được chú trọng thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý HĐSHTT.

– Những chỉ báo trong từng thành phần của HĐSHTT như: nội dung, hình thức, kiểm tra – đánh giá  HĐSHTT và quản lý HĐSHTT như: Quản lý HĐ xác định quyền SHTT về mặt hành chính; Quản lý HĐ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu pháp lý SHTT; Quản lý HĐ khai thác thương mại các tài sản SHTT; Quản lý điều kiện hỗ trợ HĐSHTT phổ biến ở mức độ “ít thực hiện” và “ít hiệu quả”.

– Có nhiều nguyên nhân như yếu tố nhận thức, năng lực, thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý bên trong và bên ngoài trường ĐH đã ảnh hưởng hạn chế thực trạng quản lý HĐSHTT ở các trường ĐH khu vực miền Trung.

3. Về biện pháp quản lý

Quản lý HĐSHTT ở trường ĐH khu vực miền Trung cần thực hiện các biện pháp trong mối quan hệ chặt chẽ để HĐSHTT được diễn ra khoa học, hiệu quả bao gồm: Nâng cao nhận thức về HĐSHTT ở trường ĐH; Xây dựng/Bổ sung và ban hành quy chế quản lý SHTT; Xác lập quy trình quản lí HĐSHTT; “Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý HĐSHTT; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên trách HĐSHTT; Tổ chức HĐ hợp tác và liên kết giữa trường ĐH– Tổ chức/Doanh nghiệp/Địa phương; Xây dựng môi trường và đảm bảo các điều kiện hỗ trợ HĐSHTT.

Hệ thống biện pháp quản lý HĐSHTT ở trường ĐH có mối quan hệ mật thiết tạo thành một hệ thống chặt chẽ, giúp quản lý HĐSHTT được diễn ra khoa học, hiệu quả.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam

.zip
8.98 MB

Có thể bạn quan tâm