THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên luận án: “Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã ngành: 6580105
3. Nghiên cứu sinh: PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO Mã NCS: 62151107
4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Đình Tuyển TS. Phan Việt Toàn
5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Quyết định về việc công nhận và cử cán bộ hướng dẫn NCS số 186/QĐ-SĐH ngày 29/01/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Xây Dựng Hà Nội.
II. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Hình thành hệ thống lý luận về quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) tại Việt Nam. Luận án đã làm rõ một số khái niệm chuyên ngành, đưa ra các quan điểm mới về quy hoạch xây dựng, mô hình kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam dựa trên “5 tiền đề – 5 hệ khung – 2 mô hình” (5 Tiền đề: Tài nguyên văn hóa; Công nghệ ngành CNVH; Doanh nghiệp ngành CNVH; Nhân lực ngành CNVH và Thị trường ngành CNVH; 5 Hệ khung: Khung văn hóa; Khung KCHT; Khung con người; Khung thể chế; và Khung hội nhập. 2 Mô hình: Trung tâm tài nguyên số ngành CNVH, Trung tâm CNVH).
2. Đề xuất 2 mô hình kết cấu hạ tầng ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu 10 mô hình không gian vật lý của hệ thống KCHT ngành CNVH tại các quốc gia phát triển, được phân thành 5 nhóm: i) KCHT gắn với tài nguyên số; ii) KCHT gắn với KHCN; iii) KCHT gắn với khởi nghiệp và tái khởi nghiệp; iv) KCHT gắn với nguồn nhân lực; v) KCHT gắn với thị trường sản phẩm và thương hiệu. Luận án đề xuất 2 mô hình tích hợp, phù hợp xu hướng thế giới và điều kiện Việt Nam: TT Tài nguyên số ngành CNVH và TT CNVH.
3. Đưa ra 6 quan điểm và 9 nguyên tắc quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngành công nghiệp văn hóa.
4. Đề xuất một số giải pháp quy hoạch xây dựng hai mô hình tích hợp của hệ thống kết cấu hạ tầng ngành CNVH phù hợp với các đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội tại Việt Nam. Cụ thể:
Xác định quy mô, tính chất, các khu vực chức năng của mỗi mô hình;
Hệ thống mạng lưới của mỗi mô hình;
Lựa chọn địa điểm của mỗi mô hình;
Định hướng quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi trường của mỗi mô hình;
Đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống KCHT ngành CNVH;
5. Đề xuất Bộ công cụ đánh giá Khu vực tăng trưởng thông minh theo 5 hệ khung của hệ thống KCHT ngành CNVH.