Luận án – Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương Lưu Free

Luận án – Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên luận án: “Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương”.

Chuyên ngành: Kiến trúc                                                Mã số: 9.58.01.01.

Họ tên nghiên cứu sinh: ÔN NGỌC YẾN NHI

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.KTS. LÊ VĂN THƯƠNG,

TS.KTS. TRƯƠNG THANH HẢI

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN:

Luận án có 150 trang, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về kiến trúc phương tây, kiến trúc thuộc địa Pháp và các vấn đề nghiên cứu liên quan.

– Chương 2: Cơ sở về khoa học

– Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Luận án đã phân tích nguồn gốc biến đổi hình thức của kiến trúc công sở tại ba nước Đông Dương, đề xuất cách đánh giá sự biến đổi thông qua hệ thống tiêu chí và thang điểm. Về mặt thực tiễn, luận án đã ứng dụng trong việc nhận diện và đánh giá sự biến đổi hình thức trong kiến trúc công sở tại ba nước Đông Dương.

Luận án nhận diện sự biến đổi hình thức KTTĐ tại ba nước ĐD phụ thuộc vào sự biến đổi của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp. Theo đó, quá trình biến đổi đã chia ra thành 3 giai đoạn ở 3 nước ĐD, với những đặc điểm về cơ bản là tương đồng, nhưng cũng có một số khác biệt.

Luận án bổ sung một phần cơ sở lý luận về bản chất của KTTĐ qua việc tìm hiểu quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD. Luận án còn xây dựng những cơ sở cho việc soi rọi các đặc tính kết hợp giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây trong kiến trúc thuộc địa, qua đó, cho thấy rõ hơn về sự biến đổi của KTPT khi tồn tại ở khu vực ĐD sẽ ở những mức độ nào và nhận định đúng được sự kết hợp Đông-Tây trong kiến trúc.

Luận án đề xuất một hệ thống đánh giá, bao gồm ba nhóm tiêu chí và các tiêu chíthành phần, có thang điểm cụ thể được đưa ra dựa trên sự biểu hiện của các tiêu chíđó trong công trình. Cuối cùng đánh giá được mức độ biến đổi hình thức KTPT theo từng nhóm tiêu chí ở các mức độ khác nhau.

Hệ thống đánh giá bao gồm các tiêu chí với số điểm cụ thể đã giúp so sánh, đưa ra nhận định, đánh giá khách quan một số CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc ở các thành phố lớn tại ba nước ĐD..

Luận án tìm ra được một số quy luật chung trong quá trình biến đổi hình thức của KTPT sang KTTĐ trong kiến trúc công sở dựa trên các nguyên tắc kế thừa của kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã và thích ứng với môi trường bản địa. Những quy luật này vẫn được tiếp diễn trong đa dạng các thể loại công trình mang phong cách “hoài cổ” trong thời kỳ hiện đại.

2. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:

– Luận án trình bày toàn diện và có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc cổ điển phương Tây, kiến trúc cổ điển Pháp và kiến trúc công sở tại Đông Dương thuộc Pháp.

– Luận án xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tiêu biểu tại Đông Dương.

Đánh giá quá trình biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tiêu biểu tại Đông Dương.

Xác định giá trị và quy luật biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tiêu biểu tại Đông Dương.

3. CÁC ỨNG DỤNG/KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Việc bổ sung một hệ cơ sở khoa học liên quan đến các công trình mang phong cách kiến trúc cổ điển trong những thời kỳ trước, hoặc trong thời kỳ hiện đại là một vấn đề quan trọng để thấy rõ tầm ảnh hưởng của các nguyên tắc bất hủ của KTPT đối với các công trình, nhằm đưa ra các định hướng đúng đắn trong việc bảo tồn trùng tu các công trình cũ, hoặc xây dựng các công trình mới trong thời kỳ hiện đại, nhưng vẫn không làm mất đi những đặc trưng vốn có của kiến trúc cổ điển. Chính vì vậy, các vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa khoa học nên tiếp tục được tìm hiểu như:

+ Nghiên cứu mở rộng các khía cạnh trong sự biến đổi của KTPT về quy hoạch, hạ tầng đô thị, quản lý đô thị hoặc thể loại, quy mô, vị trí công trình cùng với những tác động của chúng đối với cảnh quan đô thị.

+ Nghiên cứu về sự biến đổi của KH và năng lượng tác động đến sự biến đổi của ΚΤΡΤ.

+ Nghiên cứu mở rộng về sự biến đổi của KTPT trong các công trình mang phong cách cổ điển của thời kỳ hiện đại và hậu hiện đại, dưới những tác động của sự phát triển về công nghệ kiến trúc và xu hướng phát triển bền vững.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương

.zip
14.01 MB

Có thể bạn quan tâm