Luận án – Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện Võ cổ truyền Bình Định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định Lưu Free

Luận án – Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện Võ cổ truyền Bình Định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , , Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

Tên luận án: Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện Võ cổ truyền Bình Định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.

Ngành: Giáo dục học

Mã số: 9140101

Họ tên NCS: Nguyễn Trọng Thủy

Họ tên người hướng dẫn NCS:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Lê Đức Chương

   Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh.

Những kết luận mới của luận án:

Nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy:

Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo dục thể chất học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định:

Về thực hiện chương trình môn học Giáo dục thể chất: Các trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn đã thực hiện đầy đủ chương trình môn học giáo dục thể chất đúng quy định của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Bình Định, tuy nhiên, môn võ Cổ truyền Bình Định được đưa vào giảng dạy môn tự chọn giáo dục thể chất với thời gian 6 tiết/lớp/năm theo Chỉ thị 03 của UBND tỉnh Bình Định là quá ít, nội dung chưa phong phú, chưa phát huy được tính tích cực và nhu cầu của học sinh.

Về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tại các trường trung học cơ sở tương đối đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục thể chất và đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh.

Việc tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa cho học sinh các trường chưa thường xuyên, liên tục. Số lượng học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa khá cao, nhưng vẫn còn học sinh chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của tập luyện ngoại khóa. Đánh giá hoạt động ngoại khóa môn võ Cổ truyền Bình Định cho thấy nhu cầu tập luyện môn võ cổ truyền Bình Định chiếm 51,80% trong tổng số học sinh yêu thích tập luyện võ thuật ngoại khóa nhưng chưa có chương trình tập luyện ngoại khóa thống nhất, chủ yếu dạy theo chương trình riêng của từng huấn luyện viên, từng trường.

Lựa chọn được 10 tiêu chí và test đủ tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn gồm: 4 test đánh giá trình độ thể lực, 3 chỉ số đánh giá hình thái cơ thể, 3 chỉ số và test đánh giá chức năng sinh lý và tâm lý. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng thể chất của học sinh. Kết quả cho thấy thể chất của học sinh trung học cơ sở Tp. Quy Nhơn nằm giới hạn sinh lý bình thường của người Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính.

Luận án đã xây dựng được nội dung giảng dạy võ Cổ truyền Bình Định cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cụ thể:

Luận án đã lựa chọn nội dung giảng dạy chính khóa môn thể thao tự chọn võ Cổ truyền Bình Định cho học sinh khối lớp 6 trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với 24 tiết theo chương trình mới năm 2018. Môn học võ Cổ truyền Bình Định tự chọn mới xây dựng đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Nội dung và mục tiêu của môn học phù hợp. Cấu trúc và thời lượng môn học đảm bảo tính sư phạm, tính cập nhật, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng môn võ Cổ truyền Bình Định góp phần nâng cao thể chất và hình thành thói quen tập luyện suốt đời.

Luận án đã xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Cổ truyền Bình Định cho học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định kéo dài trong 4 năm học (từ lớp 6 cho tới lớp 9) nhưng lại rất linh động, áp dụng được cho nhiều đối tượng, học sinh có thể tham gia tập luyện ở bất kỳ thời điểm nào mà vẫn có chương trình tập luyện phù hợp miễn là đáp ứng được điều kiện tiên quyết. Mỗi chương trình nhỏ đều được xây dựng chi tiết với 10 phần: Vị trí môn học; Mục tiêu môn học; Thời gian; Điều kiện tiên quyết; Nội dung tóm tắt; Phân phối chương trình; Hình thức kiểm tra, đánh giá; Nội dung chi tiết; Nội dung thi nâng cấp đai và Danh mục tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy.

Luận án đã tiến hành thực nghiệm các chương trình giảng dạy tự chọn môn GDTC và ngoại khóa mới cho thấy tác động tích cực đến học sinh: thể chất của học sinh được cải thiện một cách rõ rệt và tốt hơn so với người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và giới tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0,05. Các nhóm thực nghiệm chương trình ngoại khóa võ Cổ truyền Bình Định mới xây dựng đã có những chuyển biến về mặt thể chất khá tốt so với nhóm học sinh tập luyện ngoại khoá các môn thể thao khác và đặc biệt vượt trội so với nhóm học sinh không tập luyện ngoại khoá.

Kết quả khảo sát sau thực nghiệm cho thấy sinh viên hài lòng với nội dung môn học tự chọn chính khóa và chương trình ngoại khóa võ Cổ truyền Bình Định, tỉ lệ rất hài lòng và hài lòng từ 90% đến 100%. Từ kết quả thu được đã khẳng định tính hiệu quả của nội dung môn học tự chọn chính khóa và ngoại khóa võ Cổ truyền Bình Định mới xây dựng và đã trả lời được giả thuyết khoa học được đề ra.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện Võ cổ truyền Bình Định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định

.zip
3.44 MB

Có thể bạn quan tâm