THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: Tích hợp phát triển kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở THCS
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn – tiếng Việt
Mã số: 9.14.01.11
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Chính Thành
Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS Hoàng Thị Mai, Trường Đại học Hồng Đức-HDC
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Trường ĐHSP Hà Nội-HDP
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Những kết luận mới của luận án
1. TNT là một kĩ năng sống cơ bản của con ngựời. VBTS trong chương trình Ngữ văn THCS có sức hấp dẫn, chủ đề phong phú, đa dạng đề cập đến nhiều vấn đề gần gũi với HS,… Vì vậy, GV cần phải chú ý khai thác tốt tiềm năng này để giờ đọc hiểu VBTS không chỉ đạt được mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà còn góp phần hình thành hệ giá trị và khả năng khám phá, phát triển bản thân ở HS.
2. Dạy học tích hợp là một xu hướng đổi mới mạnh mẽ của giáo dục thế kỉ XXI. VBTS trong chương trình Ngữ văn ở bậc học THCS rất giàu tiềm năng và thế mạnh để tích hợp phát triển KN TNT cho HS.
3. Trong thực tế, việc tích hợp phát triển KN TNT cho HS qua dạy học đọc hiểu VBTS chưa được chú ý đúng mức từ phía giáo viên đến các tài liệu tham khảo, việc xây dựng chương trình theo tiến trình lịch sử văn học nên hiệu quả phát triển phẩm chất, năng lực nói chung, KN TNT của HS nói riêng qua dạy học đọc hiểu VBTS chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu.
4. Để việc tích hợp phát triển KN TNT cho HS THCS trong dạy học đọc hiểu VBTS đạt hiệu quả, GV cần phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù như: Phát triển kĩ năng tự nhận thức phải được tích hợp linh hoạt và gắn với mục tiêu, đặc trưng của giờ đọc hiểu VBTS; Đảm bảo cho học sinh được trải nghiệm có chiều sâu và tương tác tích cực trong quá trình đọc hiểu để có cơ hội tự nhận thức;… Về biện pháp, GV có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp cơ bản như: Tạo môi trường để HS nếm trải các tình huống trong VBTS nhằm giúp các em nhận ra bản lĩnh, ý chí, năng lực giải quyết vấn đề của chính mình; Hướng dẫn HS đánh giá và trải nghiệm tính cách, số phận nhân vật tự sự để từ đó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong tâm hồn, tính cách, cá tính của bản thân mình; Tổ chức cho HS thảo luận về kết cục cuộc đời nhân vật và kết thúc truyện để hình thành mục tiêu, lí tưởng sống của bản thân;… để HS có cơ hội, điều kiện phát triển KN TNT cũng như góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới là phát triển phẩm chất, năng lực HS.