Luận án – Tổ Chức Không Gian Khu Công Nông Nghiệp Vùng Tây Bắc (Lấy Tỉnh Sơn La Làm Địa Bàn Nghiên Cứu Chính) Lưu Free

Luận án – Tổ Chức Không Gian Khu Công Nông Nghiệp Vùng Tây Bắc (Lấy Tỉnh Sơn La Làm Địa Bàn Nghiên Cứu Chính)

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU CÔNG NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY BẮC (LẤY TỈNH SƠN LA LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU CHÍNH)

Chuyên ngành : Kiến trúc                                                      Mã số: 9580101

Nghiên cứu sinh: Trần Quang Huy

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. CHẾ ĐÌNH HOÀNG

2. TS. NGUYỄN ĐỨC DŨNG

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án nghiên cứu về tổ chức không gian (TCKG) Khu công nông nghiệp (KCNN) vùng Tây Bắc. Đây là mô hình sản xuất tập trung mới tại Việt Nam, kết hợp được thế mạnh sản xuất công nghiệp với nông nghiệp. Mô hình này rất phù hợp phát triển cho các khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế sản xuất nông sản nhưng còn thiếu những hạt nhân kích thích.

Các đóng góp mới của Luận án cụ thể như sau:

1. Làm rõ khái niệm KCNN là khu sản xuất tập trung bao gồm các CSSX công nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ thuộc các chuỗi giá trị nông sản; được tổ chức trên khu vực có ranh giới xác định.

2. Nhận diện được các đặc điểm đặc trưng của KCNN vùng Tây Bắc:

+ Xác định được các loại hình KCNN vùng Tây Bắc: KCNN sản xuất, KCNN hỗ trợ, KCNN công nghệ, KCNN hỗn hợp.

+ Xác định được các thành phần chức năng cơ bản (khu vực sản xuất nông nghiệp, khu vực sản xuất công nghiệp, khu trung tâm và khu vực hạ tầng kỹ thuật) và các thành phần chức năng mở rộng (khu vực nghiên cứu thực nghiệm, khu vực lưu trú chuyên gia, khu vực triển lãm, du lịch sinh thái,…)

+ Xác định được đặc điểm các loại hình CSSX CNN (CSSX trồng trọt, CSSX chăn nuôi và CSSX công nghiệp) về sản phẩm, về quy mô và về công nghệ sản xuất.

3. Đề xuất 4 quan điểm và 3 nguyên tắc về TCKG KCNN và kiến trúc các Cơ sở sản xuất công nông nghiệp (CSSX CNN) vùng Tây Bắc. Đây là định hướng cho việc đề xuất các giải pháp khai thác và phát huy những yếu tố đặc trưng của khu vực về tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu,…) kinh tế, chính trị, xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cảnh quan thiên nhiên. Các định hướng trọng tâm: tổ chức khu sản xuất đa ngành, tận dụng tối đa các điều kiện sẵn có để tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết kiệm diện tích đất, bảo vệ môi trường sống và môi trường cảnh quan thiên nhiên.

4. Đề xuất các giải pháp TCKG KCNN vùng Tây Bắc dưới tác động của những yếu tố đặc trưng của vùng:

+ Xây dựng trình tự 4 bước lựa chọn loại hình, quy mô và địa điểm xây dựng KCNN.

+ Đề xuất các giải pháp tổ chức tổng mặt bằng theo các loại hình KCNN.

5. Đề xuất các giải pháp kiến trúc CSSX CNN trong KCNN vùng Tây Bắc theo định hướng: tổ hợp hình khối đơn giản, mạch lạc hoà nhập cảnh quan chung, phân khu chức năng theo cao độ địa hình từ trên xuống với mức ô nhiễm tăng dần, sử dụng khung kết cấu thép với vỏ bao che nhẹ kết hợp nhiều hình dạng khung để tăng tính thẩm mỹ.

Các đóng góp mới này của Luận án là phù hợp với Mục đích và Mục tiêu của Đề tài đã đặt ra.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Tổ Chức Không Gian Khu Công Nông Nghiệp Vùng Tây Bắc (Lấy Tỉnh Sơn La Làm Địa Bàn Nghiên Cứu Chính)

.zip
17.62 MB

Có thể bạn quan tâm