THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh (Qua thực nghiệm chương trình lớp 10)”
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Thu
Cán bộ hướng dẫn: PSG.TS Nguyễn Thị Thế Bình và TS Nguyễn Thị Bích
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1..Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Đây chính là cốt lõi của quá trình đổi mới, nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy cần vận dụng đa dạng các hình thức dạy học, lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các biện pháp sư phạm hiệu quả vào từng bài học cụ thế, từng khâu trong quá trình dạy học.
2.Đánh giá được thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh hiện nay ở các trường THPT. Hầu hết giáo viên dạy môn Lịch sử đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, tuy nhiên nhiều giáo viên còn lúng túng về vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử. Vì vậy cần thiết có sự định hướng, trang bị cho giáo viên những vấn đề cơ bản về lí luận, qui trình cũng như cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo hệ thống phương pháp để đạt mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
3.Luận án đã chỉ rõ được ba nhóm phương pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử là nhóm phương pháp nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhóm phương pháp nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, nhóm phương pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
4.Làm rõ được bản chất của việc vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Trên cả phương diện lí luận và thực tiễn đều cho thấy không có một phương pháp nào là “chìa khóa vạn năng” cả mà phải chính từ mục đích và cách thức sử dụng của giáo viên sẽ khiến cho phương pháp đó có được hiệu quả tốt nhất, đạt được mục tiêu của giáo dục.