Tên đề tài luận án tiến sĩ: Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong dạy học Vật lí đại cương
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 9140111
Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn khoa học:
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Tô Văn Bình
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Lê Thị Thu Hiền
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Trong tổng quan các nghiên cứu về đánh giá và đánh giá thực, luận án đã tìm được khoảng trống của các nghiên cứu đó là việc xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực cho đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của học phần/môn học còn chưa được thiết kế và nghiên cứu.
2. Luận án đã hệ thống, làm rõ những cơ sở lí luận về khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của đánh giá thực.
3. Thiết kế quy trình xây dựng công cụ đánh giá thực cho sinh viên trong trường đại học theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo gồm 7 bước chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Lập kế hoạch xây dựng công cụ ĐGT), Giai đoạn 2 (thiết kế bộ công cụ ĐGT), Giai đoạn 3 (ĐG và điều chỉnh công cụ).
4. Thiết kế quy trình sử dụng công cụ đánh giá thực cho sinh viên trong trường đại học theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo gồm 6 bước chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Lập kế hoạch sử dụng công cụ); Giai đoạn 2 (sử dụng công cụ ĐGT); Giai đoạn 3 (Phản hồi và điều chỉnh công cụ).
5. Xây dựng nội dung của 04 công cụ đánh giá thực theo chuẩn đầu ra trong dạy học Vật lí đại cương tại trường Đại học Nông Lâm gồm: Thiết kế mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt, Nông nghiệp trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ nano và ứng dụng trong nông nghiệp, Năng lượng sạch – Năng lượng tái tạo. Mỗi công cụ đánh giá thực gồm một hệ thống các tiêu chí đánh giá và các phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí. Luận án cũng đề xuất việc sử dụng và hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá thực vào quá trình dạy học học phần Vật lí đại cương.
6. Các kết quả khảo sát từ thực tiễn đã giúp xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm nhất gồm: Động cơ học tập; Phương pháp sư phạm; kiến thức môn học; điều kiện học tập; tổ chức môn học, trong đó có yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sinh viên là động cơ học tập, tiếp theo là yếu tố phương pháp sư phạm. Đồng thời đánh giá được thực trạng việc sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy các học phần đại cương tại trường đại học.
7. Kết quả của thực nghiệm sư phạm cũng cho thấy qua việc sử dụng công cụ đánh giá thực đã thiết kế giúp đánh giá được kết quả học tập của sinh viên ở các mức độ đáp ứng được mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra.